Rượu vang xuất hiện ở châu Âu, sau đó lan sang châu Mỹ, châu Á và sau đó là châu Phi. Đây là loại rượu chủ yếu làm từ nho (có nơi dùng một vài loại trái cây khác), nồng độ nhẹ, còn gọi vang là liquor (rượu có nồng độ thấp). Tiếng Pháp gọi vang là “vanh” (vin), khi về đến Việt Nam thì được gọi chệch đi là “vang”.
Tại châu Âu, từ thế kỷ XVII, người nông dân đã tự cất lấy rượu vang. Sau đó, đào hầm sâu dưới mặt đất để chứa rượu vang trong những thùng gỗ kín, càng để lâu năm,rượu càng ngon. Trong những gia đình nông dân có diện tích đất nhỏ, nho không nhiều, họ sẽ cho nho vào bình, lọ sau đó, chôn sâu xuống đất, sau vài năm sẽ đào lên.
Việc chứa rượu nho ở trong hầm hoặc chôn xuống đất chủ yếu là giữ cho nho luôn ở độ mát hoặc độ lạnh không bị biến mất. Hiện nay, ở châu Âu phương pháp giữ rượu nho dưới hầm đất vẫn được sử dụng, tuy nhiên, hầm được làm đẹp và hiện đại hơn.
Ở các nước châu Âu, cả phụ nữ và đàn ông đều uống rượu vang và coi đây là thức uống hàng ngày. Thậm chí, người nông dân đi cày ở ngoài đồng lúc nào cũng mang theo bình rượu sau lưng.
Nước châu Âu nào cũng cất rượu vang và đều cho rượu của mình là tuyệt hảo. Rượu vang mang nhiều tên khác nhau do các nước tự đặt tên. Chẳng hạn từ cuối thế kỷ XIX nổi tiếng có rượu vang mang tên canh-ki-na nhãn hiệu con mèo vì cất bằng nho lẫn với bột cây canh-kina. Loại này nồng độ nhẹ, thường dùng làm thuốc bổ cho những người bị mất máu, đồng thời cũng dùng làm rượu khai vị trong các bữa tiệc sang. Ở Trung Quốc đặt tên rượu vang là “Bồ đào tửu” (bồ đào nghĩa là quả nho).
Tuy có nhiều tên khác nhau, nhưng rượu vang chủ yếu có hai loại trắng và đỏ. Thông thường sau khi chủ nhà, khách uống rượu trắng mạnh khai vị và ăn các món khai vị như jawm-bông, xúc xích, món cá là món được đưa lên tiếp theo. Khi đó, nếu bữa tiệc tiếp tục bằng các món cá hay thủy hải sản thì phục vụ sẽ mang vang trắng. Trong trường hợp bữa tiệc tiếp tục bằng những món thịt, phục vụ sẽ mang vang đỏ cho thực khách thưởng thức.
Sau khi trên đĩa ăn của khách đã có cá hoặc thịt do người phục vụ mang lại, thì chủ nhà sẽ nâng cốc rượu vang trắng hoặc đỏ để chúc. Khách cũng nâng cốc đáp lễ lại và sau đấy khách mới dùng cá hoặc thịt. Vang là một loại rượu nhẹ nên thực khách có thể dùng nhiều hơn các loại đồ uống có nồng độ nặng khác.
Nguồn: Internet